Con đường (P10)


Trải qua 2500 năm, cuộc đời của đức Phật khi “qua tay” người này người kia thì có sự sai lệch ít nhiều. Trong số đó thì có chi tiết ngài bỏ nhà ra đi lúc 19 tuổi, trải qua 5 năm cầu pháp 6 năm khổ hạnh đạt đạo lúc 30 tuổi, rồi 49 năm đi giảng đạo, lìa thế sự ở tuổi 80. Có nơi nói 29 tuổi ngài bỏ cung điện, 6 năm tu hành đạt giác ngộ ở tuổi 35, 45 năm giảng đạo rời thế gian khi 80.
2 post sau cùng này mình kiến giải theo góc nhìn 5 năm cầu pháp 6 năm khổ hạnh ở trên.

Thử search google để tìm về những bức ảnh chụp lại Hà Nội cách đây 100 năm – 1 thế kỉ, các bạn sẽ hình dung được phần nào đó về thấy sự thô sơ, cổ kính,... thiếu thốn khi ấy. Mình được nghe 1 người Hà Nội gốc, kể lại rằng thời cha anh sống, ở khu đất trung tâm Hà Nội, cái chỗ gần Văn Miếu ngày xưa phủ 1 rừng chuối kéo dài.
Và hãy tưởng tượng khi ta lùi về 25 lần cái 100 năm đó, là về thời kì ông Phật sống sẽ thấy được phần nào điều kiện sống khổ sở của xã hội ngày xưa. Vả lại, Ấn Độ là 1 xứ có điều kiện sống khắc nghiệt với cái nóng chảy cả đường bê tông như ngày nay, thì ngày xưa cpn người sống khổ sở biết nhường nào.

Phật khi vào rừng tu khổ hạnh 6 năm, ăn ít uống ít rồi tuyệt thực tới mức gần chết. Thì phải ngầm hiểu rằng sức khỏe của người phải nói là cực kì tuyệt vời để có thể sống sót sau 6 năm trong rừng như thế. Sức khỏe đó lấy từ đâu? Yoga chứ còn cái gì nữa.

Giác ngộ, là động từ, là 1 chuỗi các hành động để dẫn tới kết quả là thấu triệt chân lý rốt ráo.
Sau khi Phật trốn khỏi cung điện xa hoa, tự tay cắt tóc để chứng tỏ ý chí quyết tâm cầu đạo của mình, ngài đến theo học 2 vị Đạo sư Yoga nổi tiếng nhất của Ấn Độ bấy giờ. Và khi theo học mỗi thầy, ngài đều học được và đạt được tinh hoa cao nhất của 2 vị thầy ấy trong thời gian ngắn, và đều rời bỏ cả 2 vì dù đã đạt được quả vị Bồ Tát rồi, nhưng ngài vẫn cảm thấy có gì đó... thiếu thiếu =)) rằng đây chưa phải là cái giải thoát mà ta mong muốn. 5 năm theo học 2 thầy, 5 năm #ĐIỀU_THÂN – dùng Yoga để luyện sức khỏe.
=> Vậy là người có 1 nền tảng sức khỏe cực kì vững vàng.

Rồi tiếp theo là giai đoạn 6 năm tu khổ hạnh trong rừng, Phật dùng các phép luyện thở bậc cao của Yoga để khai mở các huyệt đạo, các huyệt mở ra thì trí tuệ được mở rộng. Và đỉnh cao là 49 ngày người ngồi thiền và trong 6 tiếng cuối cùng Ngài thấu hiểu rốt ráo tất thảy mọi thứ ở vũ trụ này, hiểu biết của ngài vượt lên trên bao trùm khắp chiều cõi cao thấp “vô thường vô thường tất cả chỉ là vô thường” thế giới này chỉ là ảo ảnh mà thôi :) . 6 năm luyện thở, 6 năm #ĐIỀU_TỨC.
=> Trí tuệ nở hoa

Sau khi giác ngộ, ngài qua khắp các cõi trời để giảng giáo lí cho các chúng sinh ở các tầng trời khác nhau, chiều kích khác nhau. Nhận thấy chân lí cao siêu vi diệu ngài đã chứng không thể dùng văn tự của thế gian để mà hiểu được, rồi trí tuệ của con người khi ấy cũng không cao, Phật định sẽ không đi giảng dạy. Thì 1 vị cai quản cõi trời là Đáng Phạm Thiên thỉnh cầu ngài mang chân lí ra cứu độ chúng sinh, vẫn có những người đang cầu tìm chân lí, có thể họ sẽ hiểu được lời người nói. Cân nhắc và cuối cùng thì ngài nhận lời, đứng dậy và nói “kẻ nào có tai, kẻ ấy sẽ được nghe”. Vậy đó, 49 năm ôm bình bát xin ăn cứu độ chúng sinh bắt đầu. 49 năm này, là #ĐIỀU_TÂM

Con đường của Phật, là trải qua lộ trình ĐIỀU THÂN – ĐIỀU TỨC – ĐIỀU TÂM....

Lịch sử Yoga hàng ngàn năm ở Ấn phát triển theo 1 đường ngang. Khi Yoga rơi vào tay Phật, ngài đã tự mình đưa nó lên 1 “tầm cao mới”, thành ra ở trên thì cao quá mà ở dưới trò không với lên được. :(

Yoga, và Phật giáo. Tưởng chừng là 2 khái niệm không liên quan. Bên Yoga thì không hiểu bên Phật, mà bên Phật chẳng rõ Yoga. Chỉ có bậc đại trí đắc đạo mới có thể nối được 2 thứ này lại với nhau.... Nếu muốn phản biện, hãy chờ post sau cùng : Kriya yoga – THỞ :)

-metoyou-

Link post: Facebook